Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm
Đây là nội dung của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/09/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” được ban hành bởi Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/03/2013.
Để phòng ngừa khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, Chính phủ giao trách nhiệm UBND TP. Hà Nội và UBND T.P Hồ Chí Minh phải chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an đánh giá tác động việc thực hiện điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên địa bàn. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thay đổi giờ làm việc, học tập, kinh doanh đảm bảo khoa học, hợp lý, hạn chế lưu lượng phương tiện để phân giãn phương tiện, người tham gia giao thông trong giờ cao điểm nhưng không gây xáo trộn, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đi lại của người dân.
Bên cạnh đó, chủ tịch UBND cấp xã sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò, hoặc phương tiện không đủ các điều kiện an toàn, chở quá số người quy định, đò ngang không có đủ phao cứu sinh…
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan quản lý đường bộ thường xuyên rà soát phát hiện và xử lý kịp thời các “điểm đen” về tai nạn giao thông trên đường bộ, không để phát sinh thêm điểm đầu mối trái phép vào đường bộ, đường ngang trái phép; chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các đường ngang trái phép…
Với việc thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, Chính phủ đề ra mục tiêu hàng năm kiềm chế, làm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giảm ùn tắc giao thông đường bộ.
Online: 11
Ngày: 378Tháng: 660
Tổng: 227341