Hướng dẫn kiểm soát khó thở, ăn uống khi khó thở hậu COVID-19
Theo đó, một số tình trạng hậu COVID-19 thường gặp như: hội chứng mệt mỏi kéo dài; biểu hiện ở cơ quan hô hấp; biểu hiện ở tim mạch; biểu hiện tâm thần (gồm: các rối loạn lo âu, rối loạn trần cảm, rối loạn stress sau sang chấn, mất ngủ).
Cụ thể, với biểu hiện ở cơ quan hô hấp như khó thở, ho kéo dài, đau ngực, cảm giác khó chịu trong lồng ngực, thường không có điểm đau khu trú, xơ phổi sau COVID-19…, một số kỹ thuật phục hồi chức năng được sử dụng như: Các kỹ thuật thở; Kỹ thuật tống thải đờm; Kỹ thuật giãn cơ; Kỹ thuật tập cơ hô hấp.
Để kiểm soát khó thở (thường sau gắng sức), bệnh nhân hãy bình tĩnh, dừng các hoạt động gắng sức, lựa chọn tư thế phù hợp để giảm khó thở, tập thở theo nhịp (hít vào trước khi thực hiện hoạt động gắng sức, thở ra trong khi thực hiện hoạt động gắng sức). Lựa chọn tư thế có thể làm giảm khó thở như nằm xấp, nằm nghiêng đầu cao, ngồi cúi đầu ra phía trước…
Bên cạnh đó, tiết kiệm năng lượng và kiểm soát mệt mỏi bằng cách xây dựng kế hoạch linh hoạt cho phép hoạt động trong khả năng, tránh bị quá tải. Sau đó, mức độ hoạt động có thể được tăng dần lên một cách có kiểm soát theo thời gian, khi mức năng lượng và các triệu chứng của người bệnh được cải thiện.
Ngoài ra, khi có triệu chứng khó thở, ăn uống trở nên rất khó khăn, bệnh nhân làm theo hướng dẫn sau: Nên ngồi thẳng lưng khi ăn; Cần ăn và uống chậm rãi, hít thở đều; Nên ăn vào thời điểm ít khó thở; Ăn với lượng ít thực phẩm nhưng giàu năng lượng, nhiều protein, thường xuyên trong ngày; Chọn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như thịt hầm, súp; Tránh ăn thức ăn quá nóng, hoặc quá lạnh.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Online: 48
Ngày: 388Tháng: 8270
Tổng: 211005