Hướng dẫn điều tiết giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa
Ngày 31/12/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Cụ thể, điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống báo hiệu phải được lắp đặt tại nơi có tầm nhìn bao quát, không bị che khuất và đặt tại các vị trí sau: tại thượng lưu đặt cách khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông không quá 800m; tại hạ lưu đặt cách khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông không quá 500m; tại trung tâm, đặt cách khu vực thi công công trình về phía thượng lưu không quá 200m.
Thứ hai, báo hiệu trên bờ: tại mỗi vị trí điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bố trí 02 cụm báo hiệu tại thượng và hạ lưu công trình bao gồm: 01 bộ báo hiệu cấm đỗ; 01 bộ báo hiệu chú ý nguy hiểm; 01 bộ báo hiệu cấm vượt; 01 bộ báo hiệu cấm tàu thuyền quay trở; 01 bộ báo hiệu quy định lai dắt; 01 bộ báo hiệu báo chiều cao tĩnh không bị hạn chế, 01 bộ báo hiệu báo chiều sâu luồng bị hạn chế; 01 bộ báo hiệu báo chiều rộng luồng bị hạn chế.
Thứ ba, báo hiệu dưới nước: bố trí về phía thượng, hạ lưu mỗi phía tối thiểu 02 cặp phao dẫn luồng; đối với khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy;…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.
Online: 3
Ngày: 460Tháng: 3965
Tổng: 230646